Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam đang phụ thuộc vào một số thị trường lớn
Tình hình thị trường
Dec 16, 2024
195
Đây là thông tin cần lưu ý cho các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa tại buổi họp mặt hội viên năm 2024 do Hiệp hội Nhựa Việt Nam vừa tổ chức tại TP.HCM.
Ông Hoàng Quốc Vượng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhận định: “Trong suốt thập kỷ qua, ngành nhựa Việt Nam đã duy trì đà tăng trưởng ổn định, trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia. Hiện nay, có hơn 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, trong đó 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với hơn 250.000 lao động.
Báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cũng cho biết, năm 2024 ngành nhựa Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Sản phẩm nhựa Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 170 thị trường trên thế giới. Xuất khẩu tăng mạnh sang thị trường lớn nhất là Mỹ, kế đến là một số thị trường tiềm năng như Nhật, châu Âu, Trung Quốc...
Dự báo sản lượng nhựa Việt Nam sẽ đạt 11,65 triệu tấn trong năm nay và tăng trưởng ấn tượng lên 16,36 triệu tấn vào năm 2029, với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm 8,44%. Doanh thu ngành năm 2024 đạt 31,1 tỷ USD, tăng 23,9% so với năm trước.
Theo ông Vượng, để xây dựng một ngành công nghiệp nhựa phát triển bền vững, Việt Nam cần tập trung phát triển thị trường tái chế. Chính phủ cần quy định tỉ lệ sử dụng nhựa tái chế trong sản phẩm, tạo điều kiện cho ngành tái chế phát triển ổn định, tránh tình trạng bấp bênh do cạnh tranh với nhựa nguyên sinh. Bên cạnh đó là xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế bao bì hướng tới khả năng tái chế.
Sản phẩm nhựa Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn vươn xa đến hơn 170 thị trường trên thế giới. Đặc biệt, xuất khẩu nhựa sang Mỹ - thị trường lớn nhất của ngành - cùng các thị trường tiềm năng như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu, Thái Lan và Ấn Độ, đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2024, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 6,57 tỷ USD, tăng 26,79% so với năm 202.
Các hiệp định như EVFTA, CPTPP, RCEP không chỉ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn là động lực để nâng cao tiêu chuẩn sản xuất, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng. Quy định EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và các chính sách ưu tiên đầu tư tái chế, đổi mới công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để ngành chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
Chuyên gia kinh tế cũng lưu ý thêm cơ cấu ngành cho thấy ngành nhựa Việt Nam đang phụ thuộc vào một số thị trường lớn. Do chưa làm chủ được phần lớn nguyên liệu đầu vào, dẫn đến chi phí tăng cao, rủi ro chuỗi cung ứng, biến động giá dầu và giá nguyên vật liệu... Vì vậy, cần mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác và chủ động tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu từ các đối tác trong nước và quốc tế.
Phân khúc ngành nhựa Việt Nam:
Nhựa bao bì: Chiếm 35% sản lượng, dẫn đầu về xuất khẩu.
Nhựa kỹ thuật: Chiếm 18%, ứng dụng trong các ngành công nghiệp công nghệ cao như ô tô, điện tử, và y tế.
Nhựa gia dụng: Đáp ứng 22% nhu cầu tiêu thụ nội địa, giữ vai trò quan trọng trong đời sống thường nhật.
Nhựa xây dựng: Chiếm 25%, tập trung vào sản xuất ống nhựa và vật liệu xây dựng.
Nguồn: Báo Doanh Nhân Sài Gòn
Lưu ý
1. Các nhận xét trên chỉ đại diện cho ý kiến cá nhân của tác giả và không phản ánh quan điểm của trang web này;
2. Khi sao chép các bài viết, vui lòng ghi rõ nguồn từ "VNPlas.com (www.vnplas.com)" và bao gồm tên tác giả. Việc sử dụng cho mục đích thương mại cần có sự ủy quyền từ tác giả và trang web;
3. Nếu có sự vi phạm bản quyền, vui lòng liên hệ trực tiếp với tác giả hoặc gửi thư bằng văn bản đến công ty chúng tôi để được chuyển giao và xử lý.
Tin tức mới nhất

NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHỰA TẠI VIỆT NAM

Ngành nhựa Kỹ thuật tại Việt Nam - khó khăn - cơ hội
